Làm thế nào để nâng cao khả năng viết?
Sau đây là một vài cách giúp bạn viết tốt. Nó cần thời gian, sự kiên trì và sự luyện tập. Tất cả sẽ giúp bạn có khả năng lý luận chặt chẽ.
Các bước:
1. Viết hàng ngày. Viết những đoạn dài hay ngắn tùy bạn. Nhưng nên viết một đoạn ngắn hoặc cả một bài hoàn chỉnh và xem cách nào tốt với bạn hơn.
2. Đọc về nhiều lĩnh vực nhưng hãy dành thời gian cho những quyển sách cũ. Đọc thường xuyên sẽ giúp bạn trôi chảy hơn trong phong cách và ý tưởng đồng thời mở rộng vốn từ vựng và nâng cao ngữ pháp.
-
Chọn xem viết gì thì tốt. Hãy tìm một thần tượng về lĩnh vực văn học. Học hỏi kể cả các tác giả xa xưa và đương đại nhé.
-
Đọc về nhiều chủ đề và phong cách nhưng tập trung hơn vào mục đích viết của bạn.
-
Tận dụng thư viện một cách tốt nhất. Đây chính là nguồn tư liệu phong phú cho bạn đấy.
3. Mở rộng vốn từ vựng bằng cách đọc báo, sử dụng từ điển… Câu chuyện ngắn của bạn sẽ không hấp dẫn nếu mỗi nhân vật chỉ lặp lại những lời thoại như nhau. Từ dễ hiều sẽ giúp những gì bạn viết gần gũi với cuộc sống hơn và giúp bạn miêu tả thế giới quanh bạn hiện thực hơn. Chắc chắn rằng bạn đang dùng từ đúng cách. Tra từ điển để chắc chắn hơn và nên dùng các từ mà bạn chắc rằng mình biết.
4. Gặp các tác giả. Họ sẽ cho bạn được nhiều lời khuyên đấy. Có lẽ những người sống gần bạn sẽ dễ gặp hơn, nếu không bạn có thể gửi thư cho họ nếu cần họ giúp đỡ.
5. Thành thạo ngữ pháp. Ngữ pháp tốt chính là sự khác nhau giữa một câu văn mượt mà và một câu được diễn đạt vụng về lộn xộn. Khi bạn bắt đầu lên ý tưởng, hãy viết thật nhanh ra giấy để không bị quên. Hãy nhớ rằng nên tập trung vào ngữ pháp, đánh vần và phát âm khi bạn đọc lại. Diễn đạt lòng vòng không đi vào ý chính có thể làm giảm chất lượng bài viết của bạn. Nếu bạn thắc mắc về ngữ pháp, hãy tra trong từ điển.
6. Trang bị 2 cuốn sổ: sổ từ vựng và sổ ý tưởng.
-
Sổ từ vựng: giúp bạn ghi chép từ mới và nghĩa của chúng cũng như các cách dùng. Bạn cũng có thể ghi thêm một vài ví dụ về cách dùng trong câu.
-
Số ý tưởng: ghi lại những cụm câu hay dùng hàng ngày như một đoạn hội thoại mà bạn nghe được hoặc một câu chuyện cười bạn được nghe kể. Quyển sổ này có thể giống như một quyển nhật ký. Khi bạn đọc được điều gì hay, hãy nghĩ xem điều gì khiến nó cuốn hút bạn.
-
Ghi lại tất cả ý tưởng nảy sinh trong bạn, kể cả những ý có thể bạn không bao giờ dùng đến.
7. Tham gia các nhóm sáng tác. Bạn có thể luyện tập nhờ wiki như wikiHow và Wikipedia. Bạn cũng sẽ có nhiều ý tưởng hơ khi trao đổi với người khác đấy.
8. Động não trước khi viết. Để bài viết mạch lạc, bạn nên có những ý chính. Khi lên ý tưởng, hãy ghi lại tất cả những gì bạn nghĩ, cả những cái nghe có vẻ xa xôi. Một ý tưởng không hay có thể dẫn đến một ý khác hay hơn mà.
9. Sắp xếp bài viết, đặc biệt nếu bạn đang viết một bài cung cấp tin. Sử dụng các kỹ năng tốt nhất cho bạn. Bạn có thể lập dàn bài hoặc vẽ sơ đồ ý tưởng. Sẽ rất dễ dàng mở rộng chủ đề khi bạn có cấu trúc sơ đồ. Cố gắng viết liên tục trong 10 phút và xem bao nhiêu ý tưởng đã nảy ra trong bạn.
10. Viết nhanh hết mức có thể ở bản nháp đầu tiên. Tập đánh máy không nhìn vào bàn phím. Đừng dừng lại để sửa lỗi ngữ pháp, phát âm và đánh vần. Viết ít nhất một vài đoạn văn trước khi kiểm tra lại.
11. Thu thập nhiều thông tin về chủ đề. Điều này sẽ khiến bài viết của bạn chân thật hơn. Có thể sử dụng các nguồn như sách, tạp chí hoặc báo mạng hoặc hỏi người khác. Bạn thậm chí có thể có hứng từ điều gì đó bạn xem qua TV.
Nhớ rằng với các tiểu thuyết giả tưởng sẽ yêu cầu ít sự nghiên cứu hơn tiểu thuyết có thật. Hãy lên khung cho câu chuyện trước khi bắt đầu chi tiết. Cố gắng phát triển các ý chính trước. Nếu bạn gặp rắc rối khi kết thúc câu chuyện, việc thu thập thông tin có thể giúp bạn có cái kết phù hợp.
12. Rành mạch, cụ thể. Tránh ngụ ý hoặc nói chung chung vì những điều này khó thu hút sự chú ý của người đọc. Bạn nghĩ câu nào hay hơn: “Tỉ lệ tội phạm tăng một cách đáng kể trong năm vừa rồi ở thành phố đó” hay “Tỉ lệ tội phạm đã tăng hơn 20% trong năm vừa rồi ở thành phố đó”? Đồng thời bạn cũng nên gộp các ý như nhau và diễn đạt bằng một cách để không tốn giấy.
13. Mục đích viết phải đáp ứng nhu cầu người đọc. Cũng giống như việc mặc quần áo theo mùa, bạn nên thay đổi bài viết cho phù hợp với người đọc và thông điệp truyền tải. Những từ hoa mỹ sẽ hợp trong một bài thơ hơn là một bài báo cáo. Chắc chắn rằng bài viết không quá khó hiểu. Điều chỉnh cách dùng từ và câu theo chuẩn mực dễ hiểu với người đọc. Dùng có giới hạn các biệt ngữ mà vẫn đảm bảo cung cấp đủ thông tin cho người đọc.
14. Sửa bài viết. Khi bạn có bản nháp đầu tiên, hãy đọc và viết lại để tìm các lỗi ngữ pháp, đánh vần cũng như nội dung và sự liền mạch.
-
Đây là quá trình lặp đi lặp lại. Bạn có thể sửa một lỗi nhiều lần. Hãy nhớ rằng không một tác phẩm nào hoàn hảo.
-
Cho bạn thời gian viết và sửa. Càng lâu càng tốt nhưng thời gian nghỉ cũng cần thiết đấy nhé.
15. Nhờ ai đó đọc tác phẩm của bạn. Nếu có thể, hãy nhờ khoảng 2 người. Hãy chọn ai đó bạn cảm thấy thấy khách quan và đáng tin.
16. Đảm bảo rằng người khác hiểu được chữ bạn viết tắt. Thử xem họ có hiểu không qua cách họ phản ứng. Bạn cũng nên có gợi ý từ gia đình để giúp ý tưởng của bạn tốt hơn.
17. Có thể một ngày nào đó bạn có thể trờ thành một tác giả, một nhà viết kịch bản hoặc một giáo viên nổi tiếng… Dù bạn ước bạn là ai, thì điều quan trọng nhất là bạn thực sự yêu thích điều mình làm.
Mẹo:
-
Nếu bạn muốn trở thành một tác giả, hãy thuộc lòng những điều nên làm, cố gắng hết mình cho đến khi đạt được mục đích. Đừng bao giờ từ bỏ và luôn ghi nhớ lời khuyên của những chuyên gia để giúp bạn tốt hơn.
-
Cứ viết đi. Đừng ngại sửa khi bạn mới chỉ bắt đầu viết. Điều này nghe có vẻ rắc rối nhưng đừng lo. Nếu bạn sửa từng câu một khi bạn viết lần đầu tiên, bạn sẽ phát điên mất thôi. Hãy cứ sáng tạo đi đã và sau đó sửa sau cũng được mà.
-
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc khích lệ bản thân tập viết hàng ngày, hãy bắt đầu với blog. Ví dụ bạn có thể viết từng phần của câu chuyện và đăng tải trên mạng. Nghĩ đến việc người khác đang chờ đọc phần tiếp theo sẽ là nguồn cảm hứng để bạn viết tiếp đấy.
-
Đọc những bài viết khác. Có rất nhiều các sách hay về nhiều chủ đề và phong cách viết khác nhau.
-
Viết cho một đối tượng độc giả. Bạn có thể muốn viết cho những độc giả giàu trí tưởng tượng. Hãy tưởng tượng trước độc giả của bạn thuộc đối tượng nào và bạn sẽ tập trung bài viết của mình vào đó.
-
Xác định mục đích khi viết, điều này sẽ giúp bạn tập trung hơn.
-
Thử sức nhiều lĩnh vực. Nếu bạn thường viết tiểu thuyết ngắn hãy thử một bài thơ xem nào. Hoặc cũng có thể một tiểu thuyết có thật nào đó.
-
Viết thư. Mạng internet giúp bạn dễ dàng tìm những người bạn có chung sở thích đến từ các quốc gia khác.
-
Hãy viết khi có nguồn cảm hứng. Cầm lấy sổ tay và viết. Dù chỉ là miêu tả sơ lược mà thôi.
-
Viết những gì bạn thấy quan trọng nhất. Điều gì làm phiền bạn? Điều gì là nguồn cảm hứng cho bạn?
-
Đừng để trắng giấy. Nếu không biế viết gì, hãy bắt đầu bằng việc viết bất kì một điều gì đó. Thậm chí bạn có thể bắt đầu như “Chán quá, mình chẳng biết viết gì cả!”. Bạn có thể nhanh chóng có được ý tưởng từ những điều nhỉ như thế đấy.
-
Liệt kê danh sách. Bạn đang viết truyện ngắn? Hãy lập dàn bài cho cách ý. Bạn đang là nhà thơ? Hãy liệt kê những từ hoa mỹ cho bài thơ của bạn. Bạn đang viết báo? Hãy sử dụng danh sách để sắp xếp ý các từ khóa. Hoặc bạn chưa chọn được chủ đề? Hãy liệt kê các ý tưởng về chủ đề. Cố gắng động não nhé.
-
Bạn viết tiểu thuyết giả tưởng? Bạn cần nguồn cảm hứng? Hãy viết ở một căn phòng nhiều màu sắc. Có tin hay không thì điều này cũng sẽ giúp trí tưởng tượng của bạn phong phú hơn đấy.
-
Đừng nhụt chí. Mỗi ngày tôi lại nghe nhiều người nói thật khó để được xuất bản hoặc thậm chí là viết một quyển sách. Sự thật là thật khó để viết, nhưng không phải là chuyện không thể. Cứ viết đi và đừng xao lãng bởi người khác
-
Tìm nhà xuất bản. Nếu bạn không thể tìm được hãy cố gắng và cơ hội sẽ đến thôi, chỉ là cần một chút thời gian.
-
Đôi khi bạn phân vân không biết nên làm gì. Nhưng tất cả những gì cần làm chỉ là viết. Hãy cứ viết thôi và đừng lo lắng gì cả.
-
Để trở thành một tác giả, bạn phải có khao khát. Bạn có thể viết về những kinh nghiệm bạn có được và kể về những giây phút thăng hoa. Đừng để người khác nói bạn rằng bạn không thể. Hãy viết những gì bạn muốn và bạn sẽ đạt được ước mơ của mình.
-
Đừng sợ hãi. Hãy ngồi xuống và viết ít nhất 1 đến 2 đoạn văn mỗi ngày. Nếu có thể thì viết vào cùng giờ mỗi ngày.
-
Kỷ luật là cần thiết. Viết mỗi ngày vào một khung giờ nhất định dù bạn có hứng hay không sẽ giúp bạn tạo thành thói quen và động lực để bạn tiếp tục viết và kết thúc.
-
Bạn không thể viết một tuần để rồi tuần sau thì bỏ vì bạn sẽ mất đi nguồn cảm hứng. Hãy ngồi xuống và làm việc, dù đó là truyện ngắn, bài báo hoặc viết một quyển sách.
-
Đừng ngồi quá lâu. Bạn có thể tạm dừng để làm một điều gì đó thư giãn.
-
Nếu đang viết một bài báo, hãy đảm bảo bạn có tất cả nguồn thông tin thật. Nghiên cứu, hỏi trực tiếp tất cả các thông tin bạn cần tìm. Hãy chắc chắn rằng không có nghi ngờ gì về các thông tin đó.
-
Bạn cần nghiêm khắc nhưng đừng quá cứng nhắc khi viết. Điều này nghe có vẻ buồn cười nhưng nếu không tuân theo bạn sẽ stress đấy. Nếu bạn không sẵn sàng viết vào một thời gian cụ thể thì đừng viết. Nếu bạn không sẵn sàng cho điều gì thì điều đó cũng không sẵn sàng với bạn.
-
Nếu muốn trở thành một tác giả hãy đọc thật nhiều, viết hàng ngày và đừng từ bỏ.
Chú ý
-
Có không gian riêng để thỏa sức sáng tạo. Một vài người khi viết cần những căn phòng yên tĩnh, trong khi số khác lại thích ngồi một quán cà phê ồn ào.
-
Đảm bảo rằng bạn đang viết mỗi ngày. Những thói quen khác không được ảnh hưởng quá nhiều đến thời gian viết của bạn.
-
Không ngừng sáng tạo dù người khác phê bình tác phẩm của bạn. Nếu ai đó chê tác phẩm của bạn không có nghĩa nó không hay. Mỗi người có một khẩu vị riêng thôi mà.
-
Đừng kiêu ngạo. Bạn thích tác phẩm của bạn không có nghĩa là mọi người đều cũng thích.
Nguồn: http://www.wikihow.com/Be-a-Good-Writer